VIDOCO - Website | Digital Marketing | Brandinghttp://vidoco.vn/uploads/logo_vidoco.png
Mộc Thanh
Thứ sáu - 05/04/2019 21:42
1567
Kinh doanh homestay giống như một xu hướng đang rất thịnh hành, đặc biệt là giới trẻ. Khách nước ngoài đi du lịch hay là các bạn trẻ đi phượt có vẻ chuộng hình thức homestay hơn là ở khách sạn. Nhưng kinh doanh homestay cũng không phải là một việc dễ hốt bạc đâu nhé. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách làm thế nào để kinh doanh homestay hiệu quả.
Theo ghi nhận thị trường, homestay – loại hình du lịch mà du khách trải nghiệm sống tại nhà của dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó. Loại hình kinh doanh này đang rộ lên tại Việt Nam khoảng vài năm trở lại đây.
Đây được xem là hướng đi mới cho các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân và các hộ gia đình kinh doanh lưu trú. khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ngủ và cùng sinh hoạt với người dân bản địa, được coi như là người nhà. Đây cũng sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ với khách du lịch.
Đây là mô hình tận dụng nhà của mình hoặc thuê lại rồi cải tạo thành homestay. Loại hình này hướng đến đối tượng khách trẻ, khách du lịch nước ngoài đi bụi.
Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này lại không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp.Loại hình này phù hợp với những vùng du lịch như Spa, Hội An, Bình Thuận, Vũng Tàu, Hà Nội, Tp HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng... còn những vùng khác sẽ ít khách hơn.
Những rủi ro trong kinh doanh homestay.
Khách vô ý thức, “dùng như phá”
Hành vi của khách hàng rất đa dạng. Có nhiều người văn minh nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít những người rất vô ý thức. Sẵn sàng làm hỏng các thiết bị trong nhà, hoặc xả rác bừa bãi, làm hỏng đồ đạc, không tắt máy lạnh…
Để tránh xảy ra những trường hợp như vậy, bạn cần nhắc nhở khách về những nội quy, quy định của homestay. Quy định mức đền bù đối với từng hành vi cụ thể bạn nhé.
Thách thức nào đối với đầu tư homestay?
Được đánh giá là kênh đầu tư mới, đem về lợi nhuận ổn định, tiềm năng phát triển trong tươn lai, nhưng để thành công với mô hình kinh doanh homestay không phải dễ dàng.
Theo các đơn vị đầu tư, kinh doanh không chỉ cần có vốn là có thể nhảy vào làm ngay. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra, nếu không có kiến thức và tính toán kỹ bạn dễ dàng bị thua lỗ nặng.
Thực tế đã nhiều nhà đầu tư trẻ đã bị lỗ nặng thời gian đầu khi tham gia mô hình này hoặc chỉ theo được khoảng thời gian ngắn phải dừng lại vì chi phí phát sinh ngoài dự tính, và lượng khách thuê không ổn định.
Thị trường homestay tuy có rất nhiều tiềm năng nhưng vẫn không có nhiều nhà đầu tư lớn nhảy vào kinh doanh vì đặc thù khá là phân mảnh, mất thời gian để phát triển các dự án và tỉ suất lợi nhuận không cao so với các hình thức đầu tư truyền thống như khách sạn, condotel...
Giá cho thuê homestay bao giờ cũng thấp hơn khách sạn từ 20-35%, thời gian hoàn vốn của nhà đầu tư kéo dài. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị trường nữa. Hiện nay nhiều cá nhân nhảy vào kinh doanh loại hình này nên tính cạnh tranh cũng cao dần. Nếu không muốn bị bỏ lại bạn phải luôn nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức giá hợp lý nhất.
Về nguồn vốn để tham gia kinh doanh lĩnh vực này, chị Đức Hạnh cho hay, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của từng người mà nguồn vốn có thể khác nhau, vài chục triệu hoặc vài trăm triệu có thể làm được. Tuy nhiên số vốn an toàn nhất theo chủ nhà này là khoảng 300-500 triệu đồng, bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có khá nhiều chi phí nhỏ lẻ phát sinh, thậm chí nhà đàu tư phải thủ sẵn khoản để bù trừ cho thời gian đầu chưa có khách thuê.
Theo các chuyên gia thì mô hình kinh doanh này sẽ bùng nổ trong khoảng 3-5 năm tới, tuy nhiên tính tự phát trong khai thác, tính đồng bộ trong kết nối và sự hỗ trợ của chính sách được xem là những thách thức lớn đối với mô hình kinh doanh này.
Một số chia sẻ của người mở Homestay
Đối tượng khách thuê chị Hạnh hướng tới là những du khách nước ngoài đến du lịch bụi tại Việt Nam. "Thay vì vào khách sạn và được phục vụ mọi thứ, homestay sẽ tạo cảm giác cùng sống với nhau. Khách sẽ giống như một người bạn, đến thành phố của mình du lịch và ghé nhà mình ở", chị Hạnh cho hay.
Cũng hợp đồng thuê 2 căn hộ chung cư tại P.Bến Nghé, Q.1 trong vòng 5 năm/mỗi căn, chị Phương Thảo (32 tuổi, ngụ Tp.HCM) sử dụng để đầu tư homestay cho khách nước ngoài thuê lại.
Mỗi căn hộ chị cải tạo thành 16 giường bao gồm giường đơn và giường đôi, không gian còn lại bày trí tiểu cảnh, ban công, chỗ đọc sách…với vị trí ngay trung tâm thành phố thì homestay của chị Thảo phù hợp cho khách Tây đi bụi thuê lại. Giá thuê giường đôi là 600 ngàn đồng/ngày đêm; giường đơn là 320 ngàn đồng/ngày đêm; đối với 16 khách đi chung thì mức giá thuê trọn gói là 4,5 triệu đồng/đêm.
Theo các nhà đầu tư này, ngoài các vùng miền có truyền thống về du lịch thì tại các khu trung tâm của thành phố lớn mô hình homestay đang được giới trẻ quan tâm và đầu tư. Vì lí do khách du lịch, đặc biệt khách Tây đến Việt Nam họ muốn thăm thú nhiều nơi mà mất ít thời gian nhất nên địa điểm chọn để làm homestay cũng phải thuận tiện để khách di chuyển. Nơi tiện nhất để làm homestay được giới trẻ lựa chọn là ở khu trung tâm vừa đi lại thuận lợi, vừa có sẵn các tiện ích hiện hữu, sầm uất.
Ngoài ra, hiện nay ở phía Nam, phạm vi đầu tư homestay cũng đang được thu hẹp khi khá nhiều mô hình này xuất hiện khu lận cận ven Tp.HCM như Long An, Bình Chánh, Củ Chi, Vũng Tàu…nhằm để người thành phố di chuyển dễ dàng nghỉ ngơi cuối tuần trước thực tế quỹ thời gian của họ khá ít ỏi.
Các chủ homestay thường đăng thông tin thuê trên các trang mạng như Airbnb, homestay, counchsurfing, home Exchange…Theo ghi nhận, tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2017 có khoảng 6.500 cơ sở Airbnb và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thực tế đã chứng minh, khá nhiều nhà đầu tư trẻ đã bị lỗ nặng thời gian đầu khi tham gia mô hình này hoặc chỉ theo được khoảng thời gian ngắn phải dừng lại vì chi phí phát sinh ngoài dự tính, cộng với lượng khách thuê không ổn định.
Ôn Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cá nhân cho rằng: Loại hình kinh doanh này không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp vì thị trường lớn nhưng phân mảnh, mất thời gian để phát triển các dự án và tỉ suất lợi nhuận không cao so với các hình thức đầu tư truyền thống như khách sạn, condotel… tại khu vực. Theo chuyên gia này, giá thuê homestay bao giờ cũng thấp hơn giá thuê khách sạn từ 20-35%, thời gian hoàn vốn của nhà đầu tư kéo dài.
Còn theo chị Phương Thảo, nhà đầu tư homestay sống tại Tp.HCM, kinh doanh homestay cũng không lường hết được rủi ro vì nó còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. "Mặc dù nhu cầu tìm kiếm một chỗ ở như là nhà mình vẫn là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, ngày càng nhiều mô hình homestay ra đời nên tính cạnh tranh cũng cao dần. Do đó, NĐT phải nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức giá hợp lý nhất thì mới sống lâu dài được với nó", NĐT này nhấn mạnh.
Về nguồn vốn để tham gia kinh doanh lĩnh vực này, chị Đức Hạnh cho hay, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của từng người mà nguồn vốn có thể khác nhau, vài chục triệu hoặc vài trăm triệu có thể làm được. Tuy nhiên số vốn an toàn nhất theo chủ nhà này là khoảng 300-500 triệu đồng, bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có khá nhiều chi phí nhỏ lẻ phát sinh, thậm chí nhà đàu tư phải thủ sẵn khoản để bù trừ cho thời gian đầu chưa có khách thuê.
Theo các chuyên gia thì mô hình kinh doanh này sẽ bùng nổ trong khoảng 3-5 năm tới, tuy nhiên tính tự phát trong khai thác, tính đồng bộ trong kết nối và sự hỗ trợ của chính sách được xem là những thách thức lớn đối với mô hình kinh doanh này.
Tác giả: Mộc Thanh
Bạn có thể đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác. Nhưng vui lòng ghi rõ nguồn https://vidoco.vn để ủng hộ chúng tôi. Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế website xin liên hệ 028 73 027 720. Xin cảm ơn.