Bạn đang muốn truy cập vào một trang web nhưng lại không thể do lỗi truy cập 500? Vậy lỗi 500 Error là gì? Hãy cùng VIDOCO cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này ngay sau đây.
Nếu truy cập vào một trang web, bạn gặp thông báo lỗi HTTP Error 500, điều này có nghĩa rằng máy chủ của trang web bạn đang truy cập gặp sự cố. Ngoài ra, tùy thuộc vào thiết kế của từng trang web, lỗi này cũng có thể được hiển thị theo nhiều dạng khác nhau, bao gồm: 500 Internal Server Error, HTTP 500, Internal Server Error, Temporary Error (500), HTTP 500 Internal Error, 500 Error, HTTP Error 500.
Khi một trang web hoặc một tài nguyên trên trang web không thể hoạt động đúng cách, máy chủ sẽ trả về mã lỗi 500. Có thể do quá nhiều người truy cập cùng lúc, lỗi trong file .htaccess, máy chủ không xác định được nguyên nhân chính, hoặc xung đột với plugin và phần mềm máy chủ trang web (như PHP, Apache,…).
Nếu bộ nhớ PHP bị giới hạn, cũng có thể gây ra lỗi này. Hoặc do nhiều nguyên nhân khác như:
Mã nguồn của trang web bị lỗi
Cấu hình máy chủ không đúng
Sự cố với các tập tin hoặc thư mục trên máy chủ
Đầu vào từ người dùng không hợp lệ…
Khi đã hiểu nguyên nhân và khái niệm của lỗi 500 error là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu cách khắc phục. Khi bị lỗi 500 Error người dùng rất khó để có thể tự sửa lỗi. Đa số sẽ cần sự trợ giúp của một nhà thiết kế web hoặc quản trị viên máy chủ để khắc phục. Vì vậy VIDOCO sẽ hướng dẫn cách khắc phục lỗi này với cả hai đối tượng như sau:
Tải lại trang web: cách đầu tiên mà người dùng có thể thử là tải lại trang web. Để làm điều này, hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + R trên máy tính Windows hoặc Command + R trên máy Mac, hoặc nhấn phím F5.
Bạn có thể thử xóa bộ nhớ đệm và cookie của trình duyệt web để khắc phục lỗi với từng trình duyệt sẽ có những cách xóa khác nhau, bạn có thể tham khảo ở phần trợ giúp của trình duyệt của mình. Dưới đây là cách xóa bộ nhớ đệm trên Chrome
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng tùy chọn (ba gạch ngang) trên góc phải màn hình
Bước 2: Chọn "More Tools " trong menu => chọn Clear Browsing Data...
Bước 3: Tại mục Time range, bạn tùy chọn khoảng thời gian muốn xóa sau đó chọn các ô Browsing history , Cached images and files, Cookies and other site data => Nhấn chọn Clear data để hoàn tất.
Chờ một thời gian sau: Nếu không muốn xoá dữ liệu, bạn có thể thử quay lại trang web sau một khoảng thời gian, vì lỗi này chỉ là tạm thời. Chờ cho khi lỗi được khắc phục bởi lập trình viên của trang web hoặc số người truy cập đồng thời giảm, sau đó bạn có thể truy cập trang web.
Xem thêm: Cách khắc phục lỗi không vào được trang web
Với những người quản trị web, nếu chưa biết lỗi 500 error là gì có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình khắc phục. Dưới đây là một số cách sửa lỗi hiệu quả nhất:
Lỗi thiết lập sai quyền cho file, thư mục: Nếu trang web của bạn gặp lỗi này, có thể là do quyền truy cập đến các file hoặc thư mục không đúng. Để khắc phục lỗi này, bạn cần chỉnh sửa quyền cho các file và thư mục bằng cách sử dụng các công cụ FTP hoặc cPanel. Thông thường, quyền mặc định cho các file là 644 và quyền mặc định cho thư mục là 755.
Lỗi PHP Server Time Out: Lỗi này xảy ra khi trang web đang yêu cầu thực thi một tác vụ nặng trong một thời gian quá dài, đến mức máy chủ không còn đủ tài nguyên để hoàn thành tác vụ. Hoặc do một số lỗi về cấu hình máy chủ như tài nguyên hết, bộ nhớ yêu cầu quá nhiều... Để khắc phục lỗi này, các bạn có thể thực hiện các cách sau:
Tăng giới hạn thời gian chạy của PHP: Bạn có thể tăng giới hạn thời gian chạy của PHP bằng cách sửa tệp "php.ini" và thay đổi giá trị của "max_execution_time" từ mặc định (30 giây) thành một giá trị cao hơn.
Giảm số yêu cầu: Nếu trang web của bạn có quá nhiều yêu cầu tới máy chủ, điều này có thể làm cho máy chủ tải quá nhiều và dẫn đến lỗi PHP Server Time Out. Để giảm số yêu cầu, bạn có thể sử dụng các công cụ như "Query Optimization" hoặc "Cache plugins" để tối ưu trang web.
Chỉnh sửa mã PHP: Nếu tác vụ trên trang web của bạn quá nặng và dẫn đến lỗi PHP Server Timeout, bạn có thể thử chỉnh sửa mã PHP để tối ưu hóa tốc độ và tối giảm số tài nguyên yêu cầu.
Lỗi file .htaccess: Nếu tập tin .htaccess của bạn có nội dung sai hoặc cấu hình sai, nó có thể dẫn đến lỗi này. Để khắc phục lỗi .htaccess, bạn cần kiểm tra nội dung của tập tin .htaccess và chắc chắn rằng nó cấu hình đúng. Bạn cũng có thể thử xóa tập tin .htaccess hoặc tạo một tập tin .htaccess mới với cấu hình mặc định để kiểm tra xem có giải quyết được vấn đề hay không.
Xem thêm: Lỗi 503 là gì? Cách khắc phục lỗi 503 trên web
Vậy là chúng ta đã hiểu được lỗi 500 error là gì và cách khắc phục lỗi này. VIDOCO chúc bạn thành công và nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại comment phía dưới nhé!
Tác giả: vidoco công ty
Bạn có thể đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác. Nhưng vui lòng ghi rõ nguồn https://vidoco.vn để ủng hộ chúng tôi. Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế website xin liên hệ 028 73 027 720. Xin cảm ơn.