Từ trước đến nay, nhiều người cho rằng mở quán phở cần nhất là nấu sao cho ngon. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Làm cách nào để nấu ngon? Làm sao để khi đến thưởng thức, thực khách thấy ngon miệng và cả hài lòng, sau đó còn muốn quay lại? Nên bắt đầu việc kinh doanh quán phở từ đâu? Thực sự việc kinh doanh luôn tốn nhiều “chất xám”, tuy nhiên khi bạn nắm được các bí quyết cơ bản, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trước khi “bung” vốn ra, bạn cần có một kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc mình sẽ làm gì và tiêu tiền vào vấn đề gì?
Trước tiên, bạn cần khảo sát về những khu vực xung quanh xem đã có nhiều quán phở hay chưa, đặc biệt là những quán phở lớn được nhiều người biết đến. Từ đây, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ và vạch ra những lựa chọn về địa điểm, mặt bằng mở quán.
Tiếp theo là lên thực đơn. Gọi là quán phở nhưng sẽ có rất nhiều loại phở khác nhau để bán. Điều này bạn cần cân nhắc vào sở trường, khả năng của mình để lên thực đơn món ăn. Ngoài ra, thực đơn cũng có thể kết hợp thêm những món như cơm chiên thịt bò, phở xào, phở cuốn và các loại nước uống cũng khá phù hợp. Sau khi đã có thực đơn ưng ý, bạn cũng xem xét lại đối tượng hướng đến, chất lượng tô phở để định luôn giá bán cụ thể cho từng món ăn.
Sau khi đã có mặt bằng, thực đơn, giá bán, bạn bắt đầu vạch ra những chiến lược kinh doanh cụ thể cho giai đoạn trước khi hoạt động và sau khi đã đi vào hoạt động 1 tháng – 6 tháng. Ở bước này, bạn cần lập kế hoạch một cách tỉ mỉ, cụ thể như sau:
- Trước khi hoạt động: chuẩn bị từ việc trang trí lại mặt bằng, sắm sửa công cụ dụng cụ - trang thiết bị nấu ăn, tìm nguồn cung cấp nguyên liệu an toàn và giá tốt, tuyển nhân viên nếu cần thiết, kế hoạch giới thiệu và quảng cáo quán ăn…
- Sau khi đi vào hoạt động: quản lý sát sao các khoản thu – chi để có những định hướng và điều chỉnh phù hợp, quan sát thái độ làm việc và phục vụ của nhân viên, dự trù kinh phí cho hoạt động của ít nhất là 3 tháng khi quán phở đã bước vào hoạt động…
Nhiều người rất đầu tư vào tìm mặt bằng thật “sang”, trang trí quán sao cho đẹp, khuyến mãi rầm rộ… nhưng lại quên mất rằng “hữu xạ tự nhiên hương”. Người dùng phở ngày nay vô cùng tinh tế, chỉ cần nước không ngọt tự nhiên, sợi phở không mềm dai, bò thái không đẹp hay nấu không đúng vị thì chắc chắn sẽ khó có sự ủng hộ tiếp theo.
Nói như thế để thấy rằng chất lượng tô phở cực kì quan trọng. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra 50.000 đồng để ăn một tô phở chất lượng nhưng lại rất “sợ” vào phải những quán chỉ bán 15.000 – 20.000 đồng/ tô nhưng nước lõng bõng, trắng nhợt, không có mùi bò, thịt chỉ được vài miếng. Vì thế, nếu đã xác định mở quán phở, bạn cần chắc chắn rằng bản thân đầu bếp hay chính bạn phải là người có kiến thức về món phở, biết cách nấu ngon và đúng chất.
Sau khi đảm bảo được tiêu chí ngon, bạn cũng cần chú trọng đến tiêu chí hài lòng của khách hàng. Thái độ phục vụ chu đáo, niềm nở, nhanh nhẹn, có chỗ gửi xe miễn phí, chỗ ngồi thoáng mát, sạch sẽ… sẽ là những điểm cộng giúp bạn nhanh chóng lấy lòng khách hàng.
- Bạn cũng chính là người đứng ra vừa quản lý quán, vừa là đầu bếp chính. Điều này vừa giúp tiết kiệm được chi phí, lại giúp bạn dễ dàng nắm bắt và quán xuyến tình hình phát triển của quán ăn hơn
- Điạ điểm tốt cà có giá cả phù hợp cũng giúp thực khách dễ dàng tìm đến hơn
- Thực đơn đa dạng và nếu có sự khác biệt, độc đáo càng tốt
- Có những trang thiết bị hoặc dụng cụ tiên tiến giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến và chuẩn bị hơn.
Kinh doanh cần đến rất nhiều yếu tố để thành công. Mở một quán phở hiện nay cần ít nhất 60 – 80 triệu tiền vốn. Thời gian lấy lại vốn có thể từ 6 – 8 tháng, còn tùy thuộc vào khả năng kinh doanh và cả sự may mắn của bạn. Những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán phở trên hy vọng sẽ giúp bạn thêm vững chắc, tự tin để đưa ra những quyết định và có những hành động phù hợp.
Tác giả: Huy Chương
Bạn có thể đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác. Nhưng vui lòng ghi rõ nguồn https://vidoco.vn để ủng hộ chúng tôi. Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế website xin liên hệ 028 73 027 720. Xin cảm ơn.